Nhân sĩ trí thức trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

- Quảng Cáo -

Nhân sĩ trí thức trao Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

Vào sáng thứ Hai, ngày 4.2.2013, Nhóm nhân sỹ gồm 15 vị đã tới Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp tại Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, để trao Bản Kiến nghị cho đại diện Quốc hội.

Những người này cũng chủ xướng một dự thảo Hiến pháp mới, trong đó thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa với người đứng đầu là Tổng thống.

Trưởng đoàn là ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Tư pháp, đồng thời là thành viên Ban soạn thảo Hiến pháp Việt Nam 1992.

- Quảng Cáo -

Bản Kiến nghị, nay đã có hàng nghìn chữ ký, đã được trao cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong không khí được ông Lộc mô tả là ’khá dân chủ’.

Quốc hội Việt Nam đang tiếp nhận ý kiến đóng góp của người dân về bản Hiến pháp sửa đổi từ nay tới hết tháng Ba.

Trong cuộc trao đổi kéo dài nửa tiếng đồng hồ với đại diện của Quốc hội, các vị nhân sỹ trí thức đã nêu quan điểm rằng tiến trình đóng góp sửa đổi Hiến pháp phải là quá trình dân chủ, với sự tham gia của mọi tầng lớp người dân và đề xuất kéo dài quá trình đóng góp ý kiến tới hết năm.

Kiến nghị do các vị nhân sỹ trí thức khởi xướng gồm 7 điểm chính, trong đó nhấn mạnh tới việc bỏ Điều 4 Hiến pháp, vốn đề cao một chiều vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Họ cho rằng người dân phải được bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ để lựa chọn lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tiếp theo kiến nghị đầu tiên này, là sáu kiến nghị khác về quyền con người; sở hữu đất đai; tổ chức Nhà nước; lực lượng vũ trang; trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

“Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy.”

Bản kiến nghị viết rõ: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”.

Chỉ có tiếp thu ý kiến trên, theo những người viết kiến nghị, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể “lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.

– Luật sư Lê Công Định được trả tự do

Trang Blog của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết, ’Sáng nay những người thân của LS Lê Công Định đã vào khám Chí Hòa Sài Gòn đón LS trở về nhà.

Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam, bị bắt vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy, 13 tháng 6, năm 2009, tại nhà riêng ở Sài Gòn và bị kết án 5 năm tù kể từ năm 2009 theo điều 79 và 88 Bộ luật hình sự. Như vậy là Ông được thả ra trước thời hạn.

Cùng bị bắt với Ls. Lê Công Ðịnh, là các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung. Tất cả đều bị qui chụp cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Luật Hình Sự Việt Nam.

Sau khi Ls. Lê Công Định bị bắt và giam giữ trong tù, Bộ Ngoại Giao và nhiều Dân Biểu Hoa Kỳ cùng nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông.

Thời gian vừa qua, từng có tin đồn Ls. Lê Công Định được thả và Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận cho ông tị nạn chính trị, nhưng điều đó đã không xảy ra.

– An ninh gây khó khăn cho tang lễ nhà văn Hoàng Tiến.

Đám tang của nhà văn Hoàng Tiến, một người bất đồng chính kiến, thành viên của Khối 8406, diễn ra tại Hà Nội. Tuy nhiên những người đấu tranh cùng chí hướng với ông muốn tham gia đám tang đã bị cơ quan an ninh cản trở. Ông Nguyễn Khắc Toàn, một người tham gia đám tang cho biết vòng hoa tang của Câu lạc bộ những người yêu dân chủ tự do Hà Nội cũng đã bị an ninh tịch thu và giật mất. Một bức trướng khác của nhóm cựu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Quang Khuê cũng bị ngăn cản không cho vào. Vòng hoa của nhóm thân hữu từ Đà Lạt gửi ra viếng nhà văn Hoàng Tiến gồm có nhà thơ Bùi Minh Quốc, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, và ông Mai Thái Lĩnh cũng bị ngăn cản.

3 vòng hoa của Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam, của Tập San Tự Do Dân Chủ và của Đồng bào dân oan Việt Nam và các tỉnh Việt Nam cũng bị tịch thu. Ông Toàn cho biết gia đình đã tự tổ chức tang lễ, không hề nhờ đến Hội Nhà Văn hoặc nhà cầm quyền đứng ra theo đề nghị. Tuy nhiên trong khi người bạn rất thân của ông Hoàng Tiến là nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc bài điếu văn, thì an ninh đã phá âm thanh khiến không nghe được gì.

Tưởng cũng nhắc lại là nhà văn Hoàng Tiến là một trong những người đã lên tiếng chỉ trích chế độ Cộng sản Việt Nam từ rất sớm, ông ngoài việc đấu tranh cho những quyền con người, quyền công dân cơ bản, thì nhà văn Hoàng Tiến là người tiên phong trong việc đấu tranh trong sạch hóa nội bộ hàng ngũ, và đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here