Trẻ em vùng cao nguyên đang bị đói phải bắt chuột để ăn

- Quảng Cáo -

- Trẻ em vùng cao nguyên đang bị đói phải bắt chuột để ăn.

Mấy ngày nay, tin tức về việc trẻ em vùng cao nguyên phía Bắc Việt Nam đang thiếu ăn đến mức phải bắt chuột để ăn qua ngày đang làm xôn xao dư luận trong nước, tuy nhiên về phía Nhà nước thì cố gắng che lấp những tin tức này. Ngoài việc không có gì để ăn, trẻ em vùng cao còn phải chịu cảnh không đủ quần áo trong mùa lạnh giá cuối năm này.

Mới đây tin cho biết học sinh nhiều trường nội trú ở Sơn La phải chia nhau dùng bẫy bắt chuột để có thêm miếng ăn. Báo chí trong nước mô tả rằng trong những căn lều dựng bên sườn núi, trong giá rét nhiệt độ thường xuyên dưới 10 độ, những em bé trên dưới 10 tuổi vụng về nấu cơm bằng cái nồi mất vung, nửa sống nửa nát chỉ toàn là cơm không, ngoài ra có nơi phải độn thêm khoai và rau cỏ. Phần lớn bữa ăn của các em nhỏ chỉ có cơm và canh măng ớt, vừa đủ đầy bụng mà sống qua ngày. Nhiều em nhỏ ở vùng cao cho biết những khi hết măng hết ớt thì các em phải luôn dùng bẫy bắt chuột để làm đồ ăn cho mình.

Ðầu tháng giêng vừa rồi, tại hội nghị ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, báo chí đã đưa ra một câu hỏi nhức nhối là bây giờ Việt Nam không thiếu gạo, Việt Nam cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn? Các câu hỏi đó chưa bao giờ được trả lời, Nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn quen với việc khi có vấn đề quan trọng được đặt ra, là họ im lặng cho đến khi qua chuyện.

- Quảng Cáo -

Ðược biết những năm qua chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú, mầm non vùng cao trên giấy tờ công bố là không ít. Nhưng tiền thì chẳng thấy đâu vì đã chạy vào túi quan chức, vào các gia đình cán bộ, còn trẻ em dân nghèo mãi mãi không bao giờ được hưởng bất kỳ phúc lợi nào. (theo SBTN)

- Gần 2.700 công ty xây dựng, địa ốc phá sản

Phúc trình mới nhất của Bộ Xây Dựng Việt Nam cho biết, tổng cộng gần 2.700 công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản bị phá sản, đóng cửa, giải thể trong năm qua. Trong số này, có 80% công ty sập tiệm thuộc ngành xây dựng. Số còn lại là công ty địa ốc, mua bán nhà đất. Theo VietNamNet, tình hình đóng băng của thị trường bất động sản kéo dài khiến các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng trang trí nhà cửa, nội thất… chịu ảnh hưởng dây chuyền.

Cũng trong năm qua, số lượng hàng vật liệu xây dựng tồn kho lên tới 3.862 tỉ đồng, tương đương 19.3 triệu đôla, gồm nửa triệu tấn xi măng và hàng triệu thước vuông gạch, kính xây dựng, 20.000 tấn thép, v.v… Ðể mở lối ra cho ngành xây dựng trước tình hình thê thảm này, Bộ Xây Dựng cho hay sẽ cho chuyển đổi một số khu nhà thương mại sang nhà ở để các công ty xây dựng, địa ốc có cơ hội giải tỏa hàng tồn kho…

VietNamNet cũng cho biết, trong năm qua diễn ra hàng trăm thương vụ mua bán, trừ cấn nợ diễn ra giữa các tổ hợp kinh doanh địa ốc. Một số tổ hợp nhờ vậy mà giảm được tình trạng đầu tư dàn trải, bớt nợ, thu hồi một ít vốn, tránh lỗ lã trầm trọng, v.v.. Tuy nhiên, vẫn có một số tổ hợp phải bán tháo bán đổ các dự án xây dựng lâu nay bỏ hoang để may ra thu hồi lại một ít vốn.

- Các công ty nhà nước nợ hơn 1 triệu tỷ đồng

Con số nợ này được báo cáo công khai vào ngày 16.1.2013 trong buổi họp giữa các lãnh đạo tập đoàn và Thủ tướng chính phủ tại Hà Nội.

Buổi họp này đựơc xem là cách để các tập đoàn tổng công ty giải trình cho Thủ tướng những nút thắt gây nợ và nợ xấu trong thời gian qua. Tham dự cuộc họp là lãnh đạo của 9 tập đoàn kinh tế, 94 tổng công ty nhà nước và 20 tổng công ty đã cổ phần hóa. Qua những báo cáo trực tiếp của lãnh đạo các tập đoàn người ta thấy số nợ của các “quả đấm thép” của nhà nước CSVN lên đến 1 triệu 335 ngàn tỷ đồng (khoảng 133 tỉ USD). Số nợ của các tập đoàn đối với nước ngoài gần 159 ngàn tỷ đồng (gần16 tỉ USD).

Một số tập đoàn tổng công ty nhà nước đang hoạt động phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay làm cho chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ rất thấp. Điều này khiến nợ khó đòi của một số tập đoàn tổng công ty đe dọa tài chính một số ngân hàng khiến nợ xấu ngày một chồng chất.

- Hội Thánh Đấng Christ gặp khó khăn với chính quyền

Trả lời phỏng vấn đài RFA, mục sư A Ga, một trong những người truyền đạo theo Hội Thánh Đấng Christ thuộc xã Rờ Kơi huyện Sa Thầy tỉnh Kontum cho biết đang bị chính quyền làm khó dễ.

Từ khi tổ chức Giáng Sinh ở tại Kontum đêm 20.12.2012 đến nay thì các tín hữu của Hội Thánh ở tại tỉnh Daklak rất là khó khăn, họ bị bắt bớ, bị đàn áp từ phía chính quyền rất nhiều. Và cho tới nay vẫn tiếp tục mời anh em ở tại Daklak làm việc.

Đó là chi hội buôn Pon, thuộc xã Ya-pe, xã Madrak, tình Daklak, với Mục sư Y Noen và thầy truyền đạo Y Jon tức là em của Mục sư Noen. Họ liên tục bị công an mời làm việc. Tức là ngày mùng 8, mùng 9 họ lên huyện Sa Thầy và làm việc với PA-88 của tỉnh Daklak và huyện Madrak.

Công an làm việc với Mục sư Y Noen thì họ bảo là Mục sư Noen phải từ bỏ Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam, bởi vì giáo hội này chưa được cho phép cho nên không cho ông sinh hoạt với giáo hội Tin Lành này. CA còn nói với Mục sư Noen rằng nếu họ muốn ở với Hội Thánh Tin Lành nào ở Việt Nam hay là với một giáo hội nào đó thì không sao.

Riêng với giáo hội Tin Lành Đấng Christ Việt Nam thì chính quyền không chấp nhận, bởi vì giáo hội này là Fulro lưu vong. Cho nên nếu cứ tiếp tục không chịu từ bỏ họ sẽ bị bắt bỏ tù và trong tương lai là con cái họ sẽ gặp khó khăn.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here